Trong các bài viết về ứng dựng của máy nén khí vào hệ thống sản xuất (TẠI ĐÂY) và ứng dụng biến tần trong hệ máy nén khí ( TẠI ĐÂY) chúng tôi đã gửi đến quý vị một cái nhìn tổng thể về hệ thống máy nén khí và các cách tiết kiệm năng lượng, tăng hiệu quả thiết bị tốt nhất. Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin gửi đến quý khách hàng một giải pháp đo lường giúp khách hàng có thể nắm bắt và nhìn nhận hệ thống máy nén khí hiện hữu có làm việc hiệu quả tiết kiệm năng lượng và từ đó khi có nhu cầu phát triển mở rộng thêm máy nén khí, quý khách hàng sẽ biết được chi phí đầu tư phù hợp, đáp ứng đủ nhu cầu mở rộng phụ tải.
Giải pháp đo lưu lượng, áp suất và điện năng tiêu thụ trong hệ máy nén khí:
1. Định nghĩa áp suất và lưu lượng khí nén:
a. Áp suất làm việc:
- Khí nén là năng lượng được rạo ra từ không khí tự nhiên hoặc sử dụng các phương pháp hóa học và nén ở áp suất từ 3000 Psi đến 6000 Psi. Khí nén tạo ra áp lực để thay thế các loại năng lượng khác. Loại khí này được sử dụng phổ biến trong dân dụng, công nghiệp và y tế ….
b. Lưu lượng khí nén:
- Lưu lượng khí nén là một thông số, một đại lượng dùng để chỉ mức độ lưu thông khí nén khi đi qua đường ống dẫn khí. Do không khí có đặc tính là chịu nén và đàn hồi cực tốt, nên chúng thường được nén lại và tích vào các bình chứa có áp suất cao, và được coi đây là 1 dạng năng lượng.
2. Mục đích của giải pháp đo áp suất và lưu lượng khí nén:
- Việc đo áp suất và lưu lượng khí sẽ giúp chúng ta theo dõi được lượng không khí có trong hệ thống, cũng như lượng khí nén đã được tiêu thụ. Đồng thời đo lưu lượng khí còn giúp theo dõi được nhiệt độ trong hệ thống máy nén khí.
- Sau quá trình tính lưu lượng khí qua ống, chúng ta có kết quả là lưu lượng khí thực tế chính xác. Kết quả này giúp bạn nắm bắt được nhanh chóng và đề phòng các sự cố có thể xảy ra trên đường ống. Chúng ta có thể kiểm soát được chặt chẽ hệ thống khí nén để tiết kiệm được nguồn năng lượng lớn. Và nhờ thế chúng ta có thể biết được tuổi thọ của máy móc, linh kiện trong hệ thống máy nén khí từ đó có kế hoạch thay thế linh kiện thiết bị phù hợp.
- Có thể thấy được giải pháp đo áp suất lưu lượng máy nén khí được đánh giá là một trong những công việc góp phần giúp bảo vệ môi trường và an toàn với người vận hành.
Sơ đồ lắp đặt cảm biên lưu lượng và áp suất tiêu biểu
3. Mục đích của giải pháp đo điện năng tiêu thụ hệ thống máy nén khí:
- Một hệ máy nén khí hoạt động bình thường thì tùy thuộc vào công suất máy mà lượng điện năng tiêu thụ cũng khác nhau.
b. Tính toán công suất tiêu thụ của máy nén. Thông số này thường được gắn trên mạc máy hoặc mạc mô tơ. Công suất máy càng lớn lượng điện năng tiêu thụ sẽ càng cao.
c. Nhân số W bằng thời gian chạy để xác định được mỗi giờ sử dụng bao nhiêu kW. Nếu máy nén khí hoạt động 3300W trong 3 giờ, nó tiêu thụ 3,300 W x 3 giờ = 9,900 W giờ. Chia số này với 1000 sẽ ra 9.9kW giờ.
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng công thức dưới đây:
Chi phí tiêu thụ điện năng = Tổng công suất máy x 0.756 x số giờ x chi phí kW giờ ÷ hiệu suất của động cơ.
Hầu hết các máy nén khí khi vận hành ở áp suất max sẽ vận hành ở 110% công suất định mức. Mỗi
HP = 746W (watts). 746 watts mỗi giờ là lượng điện năng cần thiết để chuyển đổi sang 1 mã lực của năng lượng cơ. kWH sẽ bằng chi phí cho mỗi 1000 watt năng lượng điện mỗi giờ.
Số giờ chạy mỗi ngày X số ngày mỗi tuần X số tuần mỗi năm chạy = Tổng thời gian thiết bị chạy trong một năm. (Ví dụ: 10h mỗi ngày x 5 ngày x một tuần x 52 tuần x 1 năm = 2600 giờ )
HIỆU SUẤT MOTOR (EFF) có thể được tìm thấy trên bảng dữ liệu động cơ theo tỷ lệ phần trăm. ( Ví dụ = 0,90% )
33 hp x 0 .746 x 2600 giờ x 2000 ÷ 0,90 = 142,237,333 VND
Các kết quả:
Chi phí điện hàng năm cho một máy nén khí có công suất 22kW -30 HP là 142.237.000VND/ 1 năm.
d. Lượng điện năng tiêu thụ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào loại máy nén khí bạn sử dụng: máy nén khí thường hay máy nén khí biến tần. Máy chạy ở chế độ toàn tải hay không toàn tải,…
– Lắp đặt bộ đo đếm năng lượng tiêu thụ giúp chúng ta nắm bắt được hiện trạng máy nén khí.
4. Giải pháp đo lưu lượng, áp suất và điện năng tiêu thụ trong hệ thống máy nén khí:
- Giải pháp đo lưu lượng, áp suất và điện năng tiêu thụ trong hệ thống máy nén khí giúp khách hàng có thể nắm bắt và nhìn nhận hệ thống máy nén khí hiện hữu có làm việc hiệu quả tiết kiệm năng lượng và từ đó khi có nhu cầu phát triển mở rộng thêm máy nén khí, quý khách hàng sẽ biết được chi phí đầu tư phù hợp, đáp ứng đủ nhu cầu mở rộng phụ tải.